DMCA.com Protection Status

Sử dụng SPSS phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo đơn hướng

Sử dụng phần mềm SPSS phân tích hệ số tin cậy Cronbach's Alpha đối với thang đo đơn hướng trong trường hợp nghiên cứu cụ thể được thực hiện với hướng dẫn sau đây.

Giới thiệu nghiên cứu

Khảo sát Chất lượng dịch vụ công sử dụng thang đo Likert với 5 mức hỏi, nội dung các biến đánh giá được trình bày ở Bảng 1 như sau. 

Bảng 1. Thang đo chất lượng dịch vụ công

Ký hiệu

Biến đo lường

X1

Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng.

X2

Chính quyền địa phương trợ giúp nhiệt tình cho doanh nghiệp khi cần.

X3

Thủ tục hải quan chính xác, nhanh gọn.

X4

Các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp.

Thăm dò thực hiện với 5 đối tượng trên 4 biến X1, X2, X3 và X4 của thang đo chất lượng dịch vụ công thu được kết quả trình bày ở Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả khảo sát thang đo chất lượng dịch vụ công

                     Biến

Đối tượng

X1

X2

X3

X4

Đối tượng 1

3.00

1.00

4.00

2.00

Đối tượng 2

4.00

3.00

5.00

3.00

Đối tượng 3

5.00

2.00

7.00

5.00

Đối tượng 4

7.00

4.00

6.00

8.00

Đối tượng 5

9.00

7.00

7.00

8.00

Nội dung nghiên cứu được trích ra từ Ví dụ 4.1 (trang 148) của cuốn sách NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ - XÃ HỘI & Hướng dẫn viết luận văn/luận án.

Download dữ liệu thực hành với phiên bản: SPSS và Excel.

Phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo đơn hướng chất lượng dịch vụ công được thực hiện với sự hỗ trợ của Phần mềm SPSS ver. 20. Thực hiện hoàn toàn tương tự với những phiên bản Phần mềm SPSS khác.

(1) Khởi động phần mềm SPSS

Giao diện trình bày ở Hình 1.

Hình 1. Giao diện khi khởi động phần mềm SPSS (ver. 20)

(2) Nhập tên biến và dữ liệu

Tên biến được thể hiện ở các cột và các đối tượng quan sát (mẫu) được thể hiện theo các hàng của bảng dữ liệu như được trình bày ở Hình 2.

Hình 2. Nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS thang đo Chất lượng dịch vụ công

Để tiện theo dõi, nhà nghiên cứu nên đổi tên các biến ban đầu thành tên các biến đã định sẵn. Ví dụ, tên biến ban đầu VAR00001 nên đổi tên thành X1 (các biến khác tương tự), muốn đổi tên biến thì nhấp chuột tab Variable View ở góc trái, phía dưới màn hình như được trình bày ở Hình 3. Sau đó chỉ cần chọn biến cần đổi tên và nhập tên biến mới. Muốn trở về màn hình dữ liệu thì nhấp chuột vào tab (thẻ) Data View.

Hình 3. Tab để chuyển đổi giữa Data View và Variable View

(3) Thiết lập thang đo

Tại cửa sổ Variable View, ở cột Measure, chọn kiểu thang đo Scale cho các biến (Hình 4). Ở cột Measure, phần mềm đã định nghĩa sẵn 3 loại thang đo đó là Scale, Ordinal và Nominal. Chọn thang đo phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, nội dung này đã được trình bày chi tiết ở bài viết THANG ĐO NGHIÊN CỨU.

Hình 4. Chọn thang đo Scale cho các biến của thang đo

(4) Thực hiện phân tích

Từ Menu Analyze chọn Scale tiếp tục chọn Reliability Analysis, hộp thoại Reliability Analysis xuất hiện (Hình 5).

Hình 5. Hộp thoại Reliability Analysis thang đo Chất lượng dịch vụ công

Đưa các biến đo lường vào ô Items bằng cách chọn các biến rồi nhấp chọn dấu mũi tên ở giữa hộp thoại của Hình 5 được kết quả của việc chọn biến trình bảy ở Hình 6.

Hình 6. Nhập các biến cần phân tích cho thang đo Chất lượng dịch vụ công

Nhấn OK để xác nhận, phần mềm sẽ xuất kết quả hệ số Cronbach’s Alpha ra một cửa sổ mới như được trình bày ở Hình 7.

Hình 7. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Chất lượng dịch vụ công

Kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha sử dụng phần mềm SPSS là 0.931.

Muốn biết thêm các tham số khác, trước khi nhấn OK của giao diện Hình 6, kích vào nút Statistics được giao diện Statistics như được trình bày ở Hình 8. Tích chọn Scale if item deleted nếu muốn phần mềm hiển thị các hệ số tương quan biến - tổnghệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến tương ứng; chọn Means, Variance nếu muốn kết xuất các tham số thống kê mô tả. Chọn Continue để tiếp tục và chọn OK để xác nhận lệnh được kết quả trình bày ở Bảng 3.

Hình 8. Hộp thoại Statistics thang đo chất lượng dịch vụ công

Bảng 3. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Chất lượng dịch vụ công

Biến

Trung bình thang đo nếu biến bị loại

Phương sai
thang đo nếu
biến bị loại

Hệ số
tương quan
biến tổng

Hệ số
Cronbach’s Alpha
nếu biến bị loại

X1

14.400

34.300

0.989

0.857

X2

16.600

38.300

0.856

0.905

X3

14.200

52.200

0.748

0.960

X4

14.800

31.700

0.915

0.894

Từ kết quả phân tích trình bày ở Bảng 3 nhận thấy:

  • Cột thứ nhất chính là các biến đo lường (4 biến).
  • Cột thứ hai là giá trị trung bình của thang đo (tất cả các mẫu) nếu loại bỏ biến đang xét (Scale Mean if Item Deleted), nếu loại biến X1 thì trung bình thang đo sẽ là 14.4.
  • Cột thứ ba là phương sai của thang đo nếu loại biến đang xét.
  • Cột thứ tư là giá trị hệ số tương quan biến - tổng, tất cả các biến đều cần có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3.
  • Cột thứ năm là giá trị hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này; nếu loại biến X3 thì hệ số Crobach’ Alpha sẽ tăng từ 0.931 lên 0.960.

Nhà nghiên cứu nên xem xét kỹ giá trị nội dung của biến X3 trước khi quyết định có nên loại biến này hay không vì (1) hệ số tương quan biến tổng của X3 đã lớn hơn 0.3 và (2) khi tăng hệ số Cronbach’s Alpha lên 0.960 thì nhiều khả năng các biến còn lại sẽ không có nhiều khác biệt.

Trong trường hợp loại biến bị vi phạm nội dung thì cũng không nên vì giá trị Cronbach’s Alpha đã đạt yêu cầu (hệ số tương quan biến - tổng của biến lớn hơn 0.3). Không nhất thiết phải làm tăng giá trị Crobach’s Alpha lên quá cao trong khi phải loại đi một giá trị quan trọng, đó là giá trị nội dung.

Tham khảo thêm bài viết PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH'S ALPHA để hiểu rõ hơn ý nghĩa các tham số nghiên cứu.

 

Kết thúc.


Tin tức liên quan

Sử dụng SPSS và Excel phân tích mô hình hồi quy đơn
Sử dụng SPSS và Excel phân tích mô hình hồi quy đơn

Sử dụng phần mềm SPSS và Excel phân tích mô hình hồi quy đơn trong trường hợp nghiên cứu cụ thể được thực hiện với hướng dẫn sau đây.

Sử dụng SPSS phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo đa hướng
Sử dụng SPSS phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo đa hướng

Sử dụng phần mềm SPSS phân tích hệ số tin cậy Cronbach's Alpha đối với thang đo đa hướng trong trường hợp nghiên cứu cụ thể được thực hiện với hướng dẫn sau đây.

Tính hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo đa hướng được thực hiện lần lượt cho từng thang đo đơn hướng, không có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thang đo đơn hướng. Vậy nên quá trình phân tích thang đo đa hướng chỉ đơn giản là phân tích lần lượt cho từng thang đo đơn hướng; chúng ta sẽ xem xét trường hợp sau.

Sử dụng SPSS và Excel phân tích mô hình hồi quy bội
Sử dụng SPSS và Excel phân tích mô hình hồi quy bội

Sử dụng phần mềm SPSS và Excel phân tích mô hình hồi quy bội trong trường hợp nghiên cứu cụ thể được thực hiện với hướng dẫn sau đây.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng