DMCA.com Protection Status

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN

Phân tích tương quan giữa các biến định danh (norminal) hoặc giữa các biến thứ tự (ordinary) qua hệ số tương quan hạng Spearman.

1. Kiểm định tương quan giữa các biến định danh

Sử dụng kiểm định “Chi bình phương” (c2) để kiểm tra tương quan giữa các biến định danh (norminal).

Giả thuyết

- H0: Không có tương quan giữa các biến (định danh);

- H1: Có tương quan giữa các biến.

Trị tới hạn

Tra bảng phân phối Chi bình phương (c2) dựa vào bậc tự do df và mức ý nghĩa α.

df = n - 1; n: kích thước mẫu.

Trị thống kê

Tính trị thống kê c2 theo công thức:

Trong đó, n: Kích thước mẫu; s: Độ lệch chuẩn của mẫu; s: Độ lệch chuẩn tổng thể.

Phần mềm thống kê thường chuyển trị thống kê được tính theo công thức trên thành p-value, người sử dụng chỉ cần so sánh giá trị p-value (hay còn gọi là sig.) với mức ý nghĩa α để đưa ra kết luận.

- Nếu p-value (sig.) ≤ α, bác H0; Kết luận có tương quan giữa các biến định danh.

- Nếu p-value (sig.) > α, không bác H0; Kết luận các biến không tương quan.

2. Kiểm định tương quan giữa hai biến thứ tự (Ordinary)

Thực hiện phân tích bảng chéo sử dụng hệ số tương quan hạng Spearman. Quy trình thực hiện tương tự kiểm định Chi – Bình phương.

Hệ số tương quan hạng Spearman được tính dựa trên sự xếp hạng số liệu. di là chênh lệch giữa các hạng. Ta có:

Giá trị hệ số tương quan hạng Spearman r thuộc [-1.00; 1.00], với giá trị tuyệt đối của:

r ≥ 0.80: Tương quan rất mạnh;

r thuộc [0,60; 0,80): Tương quan mạnh;

r thuộc [0,40; 0,60): Có tương quan;

r thuộc [0,20; 0,40): Tương quan giữa hai biến yếu;

r < 0,20: Không có tương quan.

Lưu ý:

Phương sai của hai biến phải tương đồng.

Giá trị tuyệt đối của r cho biết có tương quan nhưng không cho biết mối quan hệ nhân quả.

 

Kết thúc.


Tin tức liên quan

Mô hình chất lượng dịch vụ ngân hàng BankServ
Mô hình chất lượng dịch vụ ngân hàng BankServ

Mô hình chất lượng dịch vụ BankServ (Banking Service) được phát triển từ mô hình chất lượng dịch vụ Servqual nhằm phù hợp với ngành ngân hàng.

QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

Bảng câu hỏi hay phiếu khảo sát là công cụ để thu thập dữ liệu nhanh chóng với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo tính khách quan, bao quát tổng thể dữ liệu. Để có được bảng câu hỏi chính thức, cần xây dựng từ bảng câu hỏi nháp và sơ bộ.

Mô hình chất lượng dịch vụ chức năng và kỹ thuật
Mô hình chất lượng dịch vụ chức năng và kỹ thuật

Gronroos (1984) cho rằng chất lượng dịch vụ cảm nhận được đánh giá thông qua chất lượng dịch vụ chức năng (FSQ) và chất lượng dịch vụ kỹ thuật (TSQ).


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng