DMCA.com Protection Status

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (2/2)

Nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu và ý định mua: Trường hợp nghiên cứu hãng hàng không X”.

Áp dụng QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU kết hợp với quy trình ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH thực hiện nghiên cứu trên.

Lưu ý: Quá trình thực hiện mô hình nghiên cứu đã được rút gọn, chỉ với mục đích thấy rõ quá trình nghiên cứu CFA và SEM. Trong phần đầu, chúng đã trình bày quá trình xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, phần thứ hai này sẽ đi vào phân tích mô hình nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Nội dung trong phần nghiên cứu đầu tiên có thể được tham khảo tại bài viết MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (1/2), tóm tắt nội dung như sau.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ý ĐỊNH MUA

Tổng hợp các cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu ở Hình 1, với:

- H11: Phương tiện hữu hình (PTHH) có tác động dương đến sự hài lòng (SHL) của khách hàng.

- H12: Khả năng đáp ứng (KNDU) có tác động dương đến sự hài lòng (SHL) của khách hàng.

- H13: Sự tin cậy (STC) có tác động dương đến sự hài lòng (SHL) của khách hàng.

- H14: Hình ảnh thương hiệu (HATH) của doanh nghiệp tác động dương đến sự hài lòng (SHL) của khách hàng.

- H15: Sự hài lòng (SHL) của khách hàng tác động dương tới ý định mua (YDM) của khách hàng.

- H16: Hình ảnh thương hiệu (HATH) của doanh nghiệp tác động dương đến ý định mua (YDM) của khách hàng.

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Hình 1. Mô hình mối quan hệ giữa sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu và ý định mua

3. THANG ĐO VÀ BẢNG CÂU HỎI

Bảng 1 trình bày thang đo ý định mua và các biến quan sát. Thang đo gồm 6 khái niệm và 21 biến quan sát.

Bảng 1. Biến quan sát và thang đo Ý định mua

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

CỠ MẪU

Tiến hành khảo sát một phường tại Thành phố Hồ Chí Minh được tỷ lệ sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển là q = 21%, ở độ tin cậy 95% và cho phép sai số so với tỷ lệ sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển thực tế là D = 4%. Cỡ mẫu cần thiết theo tỷ lệ tổng thể là 399 (tham khảo lại bài viết QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU).

Lưu ý:

Cỡ mẫu càng lớn càng thích hợp cho phân tích SEM.

4. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO

Xem lại qui trình kiểm định ở bài viết PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH'S ALPHA. Bảng 2 thể hiện kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho dữ liệu khảo sát 399 người.

Bảng 2. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Ý định mua

Biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến

Biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến

 

PTHH

Cronbach’s Alpha = 0.843

HATH

Cronbach’s Alpha = 0.824

PTHH1

0.712

0.787

HATH1

0.652

0.788

 

PTHH2

0.699

0.792

HATH2

0.670

0.769

 

PTHH3

0.637

0.819

HATH3

0.722

0.715

 

PTHH4

0.666

0.807

 

KNDU

Cronbach’s Alpha = 0.841

SHL

Cronbach’s Alpha = 0.874

KNDU1

0.654

0.810

SHL1

0.740

0.838

 

KNDU2

0.669

0.802

SHL2

0.748

0.831

 

KNDU3

0.697

0.790

SHL3

0.787

0.796

 

KNDU4

0.684

0.795

 

STC

Cronbach’s Alpha = 0.838

YDM

Cronbach’s Alpha = 0.912

STC1

0.657

0.801

YDM1

0.828

0.870

 

STC2

0.676

0.793

YDM2

0.839

0.860

 

STC3

0.711

0.777

YDM3

0.803

0.890

 

STC4

0.639

0.810

 

                     

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Kết quả phân tích cho thấy hệ số tương quan biến - tổng các biến đều lớn hơn 0.30 và hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố đều lớn hơn 0.60. Do đó, tất cả các biến được sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA.

5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ

Xem lại qui trình phân tích ở bài viết PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA, cần lưu ý các điều sau.

  • Thứ nhất: Cần đưa tất cả các biến độc lập và phụ thuộc vào phân tích nhân tố một lần duy nhất. Vì trong SEM, một số nhân tố vừa đóng vai trò là nhân tố độc lập trong mối quan hệ này, đồng thời cũng đóng vai trò phụ thuộc trong mối quan hệ khác. Do đó cần đưa vào phân tích một lần để kiểm tra kết quả phân nhóm có được không.
  • Thứ hai: Cần chọn phương pháp trích xuất Principal Axis Factoring và phép quay Promax (Oblique). Theo Anderson và Gerbing (1988), trong phân tích cấu trúc khẳng định CFA, phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax (Orthogonal).

Bảng 3 thể hiện kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp Principal Axis Factoring cùng phép xoay Promax và sử dụng mô hình Pattern Matrix.

Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo Ý định mua

Biến

Nhân tố

1

2

3

4

5

6

KNDU3

0.802

KNDU4

0.779

KNDU1

0.725

KNDU2

0.698

PTHH1

0.794

PTHH2

0.792

PTHH4

0.720

PTHH3

0.720

STC3

0.826

STC2

0.776

STC4

0.702

STC1

0.698

SHL3

0.888

SHL1

0.811

SHL2

0.800

YDM2

0.901

YDM1

0.875

YDM3

0.803

HATH3

0.895

HATH2

0.744

HATH1

0.692

Eigenvalue (ban đầu)

6.530

2.266

2.090

1.767

1.580

1.209

Phương sai trích tích lũy (%)

31.093

41.882

51.833

60.249

67.773

73.529

KMO

0.860

Kiểm định Bartlett

0.000

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Kết quả phân tích cho thấy không có biến nào có hệ số tải nhỏ hơn 0.50, phương sai trích tích lũy đạt 73.529% (> 50%), giá trị KMO đạt 0.860 (> 0.50), giá trị Sig. của kiểm định Bartlett đạt 0.0 (< 0.05) nên kết quả tất cả các biến được sử dụng cho phân tích nhân tố khẳng định CFA ở bước tiếp theo.

6. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH

Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nhân tố khẳng định CFA (ước lượng chuẩn hóa) được trình bày ở Bảng 4 và Hình 2.

Nội dung phân tích tham khảo bài viết PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA.

(6.1) Mức độ phù hợp chung

Bảng 4. Phân tích nhân tố khẳng định thang đo Ý định mua

Chỉ số

Giá trị tham khảo

Giá trị phân tích

Đánh giá

1. Mức ý nghĩa của Chi bình phương (χ2)

p-value > 0.05

0.000

Chưa phù hợp

2. Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (χ2/df hay Cmin/df)

χ2/df ≤ 5

1.478

Phù hợp

3. Chỉ số TLI

TLI > 0.90

0.976

Phù hợp

4. Chỉ số CFI

CFI > 0.90

0.980

Phù hợp

5. Chỉ số RMSEA

RMSEA < 0.08

0.035

Phù hợp

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Theo kết quả từ Bảng 4, chỉ có giá trị p-value = 0.0 (nhỏ hơn 0.05) là chưa phù hợp nhưng tạm thời bỏ qua do đặc thù kích thước mẫu nhỏ ở nghiên cứu này. Những chỉ số đánh giá còn lại đều phù hợp nên kết luận mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế.

Hình 2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định thang đo Ý định mua

(6.2) Độ tin cậy

Hệ số Cronbach’s Alpha: Theo kết quả phân tích ở Bảng 2 thì hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát và nhân tố đều đạt yêu cầu.

Độ tin cậy tổng hợp CR và phương sai trích AVE: Hai chỉ số này được tính toán dựa trên kết quả trọng số hồi qui chuẩn hóa (Standardized Regression Weights) được trình bày ở Bảng 5. Các hệ số này của các nhân tố đều lớn hơn 0.5 nên đạt yêu cầu.

Bảng 5. Kết quả Độ tin cậy tổng hợp CR (ρc) và Phương sai trích AVE (ρvc) thang đo Ý định mua

 

 

 

λ

λ2

1 - λ2

ρc

ρvc

KNDU3

<---

KNDU

0.772

0.596

0.404

0.842

0.572

KNDU4

<---

KNDU

0.763

0.582

0.418

KNDU1

<---

KNDU

0.726

0.527

0.473

KNDU2

<---

KNDU

0.764

0.584

0.416

Tổng KNDU

3.025

2.289

1.711

PTHH1

<---

PTHH

0.802

0.643

0.357

0.844

0.576

PTHH2

<---

PTHH

0.782

0.612

0.388

PTHH4

<---

PTHH

0.746

0.557

0.443

PTHH3

<---

PTHH

0.701

0.491

0.509

Tổng PTHH

3.031

2.303

1.697

STC3

<---

STC

0.797

0.635

0.365

0.840

0.567

STC2

<---

STC

0.754

0.569

0.431

STC4

<---

STC

0.715

0.511

0.489

STC1

<---

STC

0.744

0.554

0.446

Tổng STC

3.010

2.268

1.732

SHL3

<---

SHL

0.877

0.769

0.231

0.875

0.700

SHL1

<---

SHL

0.808

0.653

0.347

SHL2

<---

SHL

0.824

0.679

0.321

Tổng SHL

2.509

2.101

0.899

YDM2

<---

YDM

0.901

0.812

0.188

0.912

0.777

YDM1

<---

YDM

0.887

0.787

0.213

YDM3

<---

YDM

0.855

0.731

0.269

Tổng YDM

2.643

2.330

0.670

HATH3

<---

HATH

0.827

0.684

0.316

0.827

0.615

HATH2

<---

HATH

0.774

0.599

0.401

HATH1

<---

HATH

0.749

0.561

0.439

Tổng HATH

2.350

1.844

1.156

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

(6.3) Giá trị hội tụ

Kết quả tất cả các trọng số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều lớn hơn 0.50 và kết quả tính toán các hệ số phương sai trích AVE (Bảng 5) đều lớn hơn 0.50 nên kết luận thang đo đạt giá trị hội tụ.

(6.4) Giá trị phân biệt

Kết quả kiểm định hệ số tương quan r giữa các khái niệm thành phần được thể hiện ở Bảng 6.

Bảng 6. Kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các khái niệm thang đo Ý định mua

r

1 – r

r2

1 – r2

SE

CR

p-value

KNDU

<-->

STC

0.275

0.725

0.076

0.924

0.048

15.025

0.00

KNDU

<-->

PTHH

0.265

0.735

0.070

0.930

0.048

15.188

0.00

KNDU

<-->

HATH

0.299

0.701

0.089

0.911

0.048

14.637

0.00

KNDU

<-->

SHL

0.502

0.498

0.252

0.748

0.043

11.473

0.00

KNDU

<-->

YDM

0.332

0.668

0.110

0.890

0.047

14.110

0.00

STC

<-->

PTHH

0.221

0.779

0.049

0.951

0.049

15.915

0.00

STC

<-->

HATH

0.288

0.712

0.083

0.917

0.048

14.814

0.00

STC

<-->

SHL

0.452

0.548

0.204

0.796

0.045

12.241

0.00

STC

<-->

YDM

0.263

0.737

0.069

0.931

0.048

15.220

0.00

PTHH

<-->

HATH

0.353

0.647

0.125

0.875

0.047

13.778

0.00

PTHH

<-->

SHL

0.458

0.542

0.210

0.790

0.045

12.148

0.00

PTHH

<-->

YDM

0.317

0.683

0.100

0.900

0.048

14.349

0.00

HATH

<-->

SHL

0.461

0.539

0.213

0.787

0.045

12.102

0.00

HATH

<-->

YDM

0.363

0.637

0.132

0.868

0.047

13.621

0.00

SHL

<-->

YDM

0.447

0.553

0.200

0.800

0.045

12.318

0.00

 

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Với kết quả trình bày ở Bảng 6 thấy rằng tất cả giá trị CR đều lớn hơn Trị tới hạn (tα/2,n-2) = 1.966 hoặc trị p-value đều nhỏ hơn 0.05 (mức ý nghĩa 5%). Hệ số tương quan của các cặp khái niệm có ý nghĩa thống kê (Hai khái niệm trùng sau sẽ có hệ số tương quan bằng 1); kết luận thang đo đạt giá trị phân biệt.

(6.5) Tính đơn hướng

Mô hình có các chỉ số phù hợp với tiêu chuẩn và không có tương quan giữa các sai số.

(6.6) Giá trị liên hệ lý thuyết

Mô hình được nghiên cứu dựa trên thực tiễn hoạt động của hãng hàng không X Airlines và dữ liệu từ khách hàng của họ nên đạt giá trị liên hệ lý thuyết.

7. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH

Cấu trúc (sắp xếp) các nhân tố của kết quả phân tích nhân tố khẳng định thang đo Ý định mua (Hình 2) theo mối quan hệ của mô hình nghiên cứu (Hình 1). Tiến hành phân tích được kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (theo các giả thuyết, ước lượng chuẩn hóa) được trình bày ở Bảng 7 và Hình 3.

Tham khảo thêm bài viết MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM.

Bảng 7. Đánh giá mức độ phù hợp phân tích cấu trúc tuyến tính thang đo Ý định mua

Chỉ số

Giá trị tham khảo

Giá trị phân tích

Đánh giá

1. Mức ý nghĩa của Chi bình phương (χ2)

p-value > 0.05

0.00

Chưa phù hợp

2. Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (χ2/df hay Cmin/df)

χ2/df ≤ 5

2.536

Phù hợp

3. Chỉ số TLI

TLI > 0.90

0.923

Phù hợp

4. Chỉ số CFI

CFI > 0.90

0.933

Phù hợp

5. Chỉ số RMSEA

RMSEA < 0.08

0.062

Phù hợp

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Hình 3. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính thang đo Ý định mua

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Kết luận: Mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế.

Cấu trúc và các thành phần trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Mô hình theo các giả thuyết, Hình 3) so với mô hình nhân tố khẳng định CFA (Hình 2) có những điểm khác nhau.

  • Thứ nhất, về cấu trúc, mô hình các mối quan hệ giữa các nhân tố tiềm ẩn (KNDU, PTHH, STC, HATH, SHL và YDM) trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM theo giả thuyết (Hình 3) cho biết mối quan hệ nhân – quả, xác định biến độc lập – biến phụ thuộc, hoàn toàn tương xứng với mô hình mối quan hệ giữa sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu và ý định mua (ở Hình 1), hay nói cách khác, những mối quan hệ có được ở Hình 3 hoàn toàn dựa vào mô hình trình bày ở Hình 1; Trong khi mô hình nhân tố khẳng định CFA (Hình 2) lại không cho biết những mối quan hệ này, ở đó là tổ hợp của những mối quan hệ tương quan lẫn nhau giữa các nhân tố tiềm ẩn.
  • Thứ hai, về thành phần, trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Hình 3) có thêm hai sai số e22 (của nhân tố SHL) và e23 (của nhân tố YDM), trong khi các nhân tố khác (KNDU, PTHH, STC và HATH) thì không có. Điều này là bởi, trong các nhân tố tiềm ẩn của mô hình, chỉ có nhân tố SHL và YDM đóng vai trò là biến phụ thuộc, còn những nhân tố còn lại đóng vai trò biến độc lập. SHL phụ thuộc trong mối quan hệ với KNDU, PTHH, STC, HATH và e22 đo lường sai số trong mối quan hệ này. Còn YDM phụ thuộc trong mối quan hệ với SHL, HATH và sai số e23 đo lường sai số trong mối quan hệ này.

Lưu ý:

Trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, nhân tố tiềm ẩn (biến phụ thuộc) nào có mũi tên (1 chiều) chỉ vào thì sẽ được thể hiện thêm sai số tương ứng. Đây chính là sai số đo lường trong mối quan hệ hồi quy với các nhân tố tiềm ẩn khác (biến độc lập).

Bảng 8 trình bày kết quả ước lượng hồi quy.

Bảng 8. Kết quả ước lượng hồi quy (chưa chuẩn hóa) thang đo Ý định mua

Hệ số

Sai số chuẩn

Trị tới hạn

p-value

SHL

<---

KNDU

0.204

0.066

3.113

0.002

SHL

<---

PTHH

0.200

0.060

3.355

***

SHL

<---

STC

0.290

0.063

4.578

***

SHL

<---

HATH

0.217

0.058

3.764

***

YDM

<---

SHL

0.368

0.052

7.067

***

YDM

<---

HATH

0.308

0.054

5.660

***

Ghi chú: *** = 0.000 [Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

8. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT

Kết quả kiểm định giả thuyết đã nêu ở trên được trình bày Bảng 8, giải thích như sau.

  • H11: Phương tiện hữu hình (PTHH) có tác động dương (hệ số 0.200) đến Sự hài lòng (SHL) của khách hàng ở mức ý nghĩa 5% (p-value = 0.000 < 0.05).

  • H12: Khả năng đáp ứng (KNDU) có tác động dương (hệ số 0.204) đến Sự hài lòng (SHL) của khách hàng (p-value = 0.002 < 0.05).

  • H13: Sự tin cậy (STC) có tác động dương (hệ số 0.290) đến Sự hài lòng (SHL) của khách hàng (p-value = 0.000 < 0.05).

  • H14: Hình ảnh thương hiệu (HATH) của doanh nghiệp tác động dương (hệ số 0.217) đến Sự hài lòng (SHL) (p-value = 0.003 < 0.05).

  • H15: Sự hài lòng (SHL) của khách hàng tác động dương (hệ số 0.368) tới ý định mua (YDM) (p-value = 0.000 < 0.05).

  • H16: Hình ảnh thương hiệu (HATH) của doanh nghiệp tác động dương (hệ số 0.308) đến Ý định mua (YDM) (p-value = 0.000 < 0.05).

Phương trình hồi quy của nghiên cứu:

YDM = 0.368xSHL + 0.308xHATH      (1)

SHL = 0.200xPTHH + 0.204xKNDU + 0.290xSTC + 0.217xHATH (2)

9. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

Mức độ tác động của các nhân tố độc lập lên phụ thuộc, đối với phương trình thứ nhất YDM = f(SHL, HATH), nhân tố SHL tác động 54.4% và HATH tác động 45.6% (lên nhân tố phụ thuộc YDM).

Đối với phương trình thứ hai SHL = f(PTHH, STC, KNDU, HATH), nhân tố STC tác động (31.8%) lớn nhất, lần lượt tiếp theo là nhân tố HATH (23.8%), KHDU (22.4%) và PTHH (22.0%) (đến nhân tố phụ thuộc SHL,  Bảng 9).

Bảng 9. Mức độ tác động của các nhân tố, thang đo Ý định mua

Hệ số

Tỉ lệ (%)

Vị trí

YDM

<---

SHL

0.368

54.4

1

YDM

<---

HATH

0.308

45.6

2

Tổng

0.676

100

SHL

<---

PTHH

0.200

22.0

4

SHL

<---

KNDU

0.204

22.4

3

SHL

<---

STC

0.290

31.8

1

SHL

<---

HATH

0.217

23.8

2

Tổng

0.911

100

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

10. CẢI THIỆN ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH

Nội dung thực hiện tham khảo bài viết CẢI THIỆN ĐỘ PHÙ HỢP MÔ HÌNH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH.

Bảng 10 trình bày giá trị chỉ số điều chỉnh MI (dựa vào kết quả hiệp phương sai, Covariances). Những vị trí được tô xám thể hiện hiệp phương sai giữa các nhân tố hoặc hiệp phương sai giữa sai số và nhân tố, sẽ không được xem xét và chỉ xem xét những giá trị hiệp phương sai không tô xám. Trong những hiệp phương sai được xem xét, không có bất kì hiệp phương sai nào thuộc cùng một nhân tố do đó không thực hiện điều chỉnh mô hình theo chỉ số MI.

Giả sử, nhà nghiên cứu vẫn cố tình nối sai số e1 và e20 (Chỉ số hiệu chỉnh MI giữa hai sai số này là 14.071 – lớn nhất trong các hiệp phương sai cần xem xét, và lớn hơn giá trị 3.84) với giá trị hiệp phương sai giữa chúng là 0.048. Kết quả là mô hình cấu trúc tuyến tính SEM mới sẽ có giá trị Chi bình phương giảm đi một lượng 14.071 so với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trình bày ở Hình 3. Nghĩa là, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM mới sẽ có giá trị Chi bình phương là 464.057 – 14.071 = 449.986. Bậc tự do khi đó sẽ bị giảm đi 1, nghĩa là bậc tự do lúc này là 183 – 1 = 182. Khi đó, giá trị Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do χ2/df = 449.986/182 = 2.472 < 2.536 của mô hình lúc đầu. Trong khi, các chỉ số TLI, CFI và RMSEA cũng sẽ được cải thiện. Vì vậy, mô hình được cải thiện. Tuy nhiên, giả sử này không phải là thực tế.

Bảng 10. Chỉ số điều chỉnh thang đo Ý định mua

M.I.

H. phương sai

M.I.

H. phương sai

STC

<-->

HATH

30.844

0.117

e9

<-->

KNDU

9.809

0.046

PTHH

<-->

HATH

22.272

0.103

e8

<-->

KNDU

7.104

0.044

PTHH

<-->

STC

13.728

0.074

e8

<-->

e20

6.073

0.035

KNDU

<-->

HATH

34.161

0.117

e8

<-->

e19

7.138

-0.038

KNDU

<-->

STC

19.760

0.081

e8

<-->

e15

4.260

-0.029

KNDU

<-->

PTHH

21.457

0.088

e8

<-->

e10

4.909

-0.031

e23

<-->

STC

22.230

0.085

e7

<-->

e23

10.542

0.052

e23

<-->

PTHH

29.852

0.102

e6

<-->

HATH

4.732

0.040

e23

<-->

KNDU

36.180

0.103

e6

<-->

e14

4.327

-0.028

e23

<-->

e22

13.252

-0.068

e6

<-->

e10

5.295

-0.031

e21

<-->

STC

5.724

0.043

e5

<-->

STC

9.346

0.049

e21

<-->

KNDU

4.050

0.034

e5

<-->

e19

7.408

0.036

e20

<-->

KNDU

6.035

0.037

e5

<-->

e10

6.279

0.033

e18

<-->

KNDU

5.014

0.028

e4

<-->

HATH

4.274

0.036

e18

<-->

e21

6.808

0.032

e4

<-->

e23

13.014

0.054

e16

<-->

e22

8.423

-0.036

e4

<-->

e21

4.719

0.032

e13

<-->

e23

5.048

-0.031

e4

<-->

e16

4.643

0.021

e12

<-->

e23

11.612

0.050

e3

<-->

PTHH

5.385

0.043

e11

<-->

PTHH

6.980

0.047

e3

<-->

e21

4.106

0.034

e11

<-->

e19

6.201

0.036

e1

<-->

e21

4.353

-0.030

e10

<-->

e23

5.702

0.035

e1

<-->

e20

14.071

0.048

e10

<-->

e21

8.057

0.041

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

Có một cách cải thiện độ phù hợp của mô hình ngoài chỉ số MI, đó là dùng hệ số hiệp phương sai phần dư chuẩn hóa Standardized Residual Covariances (SRCs). Chỉ số này cũng giống như chỉ số MI, nghĩa là chỉ ra sự khác nhau giữa mô hình đề xuất và mô hình ước lượng.

11. KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP

Nghiên cứu hiện tại có kích thước mẫu 399 nên trong Bootstrap, chọn 800 (làm tròn từ kích thước mẫu 798, gấp 2 lần thực tế) theo phương pháp lặp lại và có thay thế. Mỗi mẫu lặp lại có thể có cùng số quan sát với số quan sát ban đầu là 399. Một quan sát Bootstrap chọn ra, có thể xảy ra trường hợp hai hay nhiều kết quả trùng nhau. Hiệu số giữa trung bình các ước lượng từ Bootstrap và các ước lượng ban đầu gọi là độ chệch. Trị tuyệt đối của độ chệch này càng nhỏ càng tốt. Kết quả sai số chuẩn kiểm định Bootstrap và tính toán chỉ số tới hạn (Critical Ratio – CRa, để phân biệt với Độ tin cậy tổng hợp CR) được trình bày ở Bảng 11 chỉ thể hiện cho các nhân tố độc lập và phụ thuộc, không thể hiện cho các biến quan sát.

Bảng 11. Kết quả sai số chuẩn kiểm định Bootstrap thang đo Ý định mua

Hệ số

SE

SE-SE

Mean

Bias

SE-Bias

CRa

SHL

<---

KNDU

0.172

0.054

0.001

0.170

-0.002

0.002

-1.00

SHL

<---

PTHH

0.186

0.059

0.001

0.190

0.004

0.002

2.00

SHL

<---

STC

0.257

0.057

0.001

0.260

0.003

0.002

1.50

SHL

<---

HATH

0.211

0.063

0.002

0.209

-0.002

0.002

-1.00

YDM

<---

SHL

0.376

0.057

0.001

0.377

0.001

0.002

0.50

YDM

<---

HATH

0.305

0.058

0.001

0.304

-0.002

0.002

-1.00

[Nguồn: nghiencuukhoahoc.edu.vn, 2023]

trong đó,

            Mean là trung bình ước lượng Bootstrap;

            SE là sai số chuẩn;      SE-SE là sai số chuẩn của sai số chuẩn;

            Bias là độ lệch;            Bias-SE là sai số chuẩn của độ lệch.

Giá trị tuyệt đối của CRa của tất cả các nhân tố đều nhỏ hơn 1.96 (riêng giá trị CRa của SHL <--- PTHH tiệm cận 1.96 nên xem xét bỏ qua). Kết luận độ lệch bằng 0 ở độ tin cậy 95%, tức là mô hình ước lượng ban đầu có ý nghĩa thống kê

Kết luận: Mô hình ước lượng ban đầu có ý nghĩa thống kê.

 

Kết thúc.


Tin tức liên quan

SỬ DỤNG AMOS GRAPHIC PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH
SỬ DỤNG AMOS GRAPHIC PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH

Tất tần tật những gì cần thiết cho sử dụng phần mềm AMOS thực hành phân tích nhân tố khẳng định được Nghiên Cứu Khoa Học trình bày chi tiết như sau.

TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DỮ LIỆU BẢNG (2/2)
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DỮ LIỆU BẢNG (2/2)

Nghiên cứu: “TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2004 – 2014”.

Lưu ý: Quá trình thực hiện mô hình nghiên cứu đã được rút gọn, chỉ với mục đích thấy rõ quá trình nghiên cứu dữ liệu bảng. Trong phần đầu này, chúng ta đã thực hiện xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu, phần thứ hai này sẽ đi vào phân tích mô hình dữ liệu bảng với phần mềm EVIEWS.

SỬ DỤNG EVIEWS PHÂN TÍCH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG
SỬ DỤNG EVIEWS PHÂN TÍCH HỒI QUY DỮ LIỆU BẢNG

Tất tần tật những gì cần thiết cho sử dụng phần mềm EVIEWS thực hành phân tích hồi quy dữ liệu bảng được Nghiên Cứu Khoa Học trình bày chi tiết như sau.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng